Nguyễn Ánh 9 cùng thế hệ với các nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc vàng, nhưng tự nhận không theo nhạc vàng. Cuộc trao đổi với tác giả 'Buồn ơi chào mi, Tình khúc chiều mưa'... cho thấy cái nhìn tương đối khách quan về nhạc vàng, nhạc sến.
Theo ông, nhạc vàng là nhạc gì?
Người ta hay dùng nhạc vàng để nói về âm nhạc trữ tình hay lãng mạn. Theo tôi biết, màu vàng có lúc tượng trưng cho sự bệnh hoạn. Hồi xưa như tôi được biết, khi trên tàu thủy có bệnh dịch thì treo cờ vàng để báo hiệu.
Ông đánh giá thế nào về kỹ thuật thanh nhạc của ca sỹ ca nhạc vàng nổi bật như Duy Khánh, Chế Linh, Thanh Tuyền, Giao Linh…?
Duy Khánh và học trò là Chế Linh, Giao Linh, Thanh Thúy, Thanh Tuyền, Phương Hồng Quế - mỗi người một giọng riêng biệt, và không qua trường lớp nào. Họ có thể hát nhạc khác cũng được nhưng không hay và không được nhiều người ưa thích bằng bolero.
Nghe những bản nhạc theo điệu bolero và các giọng hát thời kỳ đấy rất Việt Nam?
Không hẳn. Đúng ra, có những câu mang âm hưởng dân ca Nam Bộ. Phần đông ca sĩ, nhạc sĩ là người miền Nam nên hát và viết bài hát mang chất dân ca bình dân của người Nam. Họ viết nhạc phần đông ở giọng thứ, khi hát với bolero, nó đúng cái nhịp của người miền Nam. Dân ca miền Nam rất hợp bolero. Bên tân cổ giao duyên, phần đông hát vọng cổ xong qua bolero liền. Hai cái đó dính liền, pha với nhau. Từ đó có âm hưởng bolero trong âm nhạc Việt Nam.
Có bao giờ ông sáng tác theo phong cách nhạc vàng?
Tôi dân trường Tây, ảnh hưởng nhạc nước ngoài nhiều. Rồi làm việc ở vũ trường, xung quanh toàn nhạc mới. Nhưng khi phổ thơ bài Ngày xưa có mẹ, tôi áp dụng bolero để kể chuyện. Dòng nhạc bolero không hiếm những bài hát kiểu kể chuyện như: Hàn Mặc Tử, Màu tím hoa sim, Lan và Điệp… Bolero của Việt Nam khác bolero của Tây Ban Nha hay Nam Mỹ. Bolero Việt Nam rất chậm. Nam Mỹ, Tây Ban Nha lẹ hơn, gần như rhumba.
Vậy có thể đưa ra công thức: nhạc vàng chính là điệu bolero Việt Nam cộng với kỹ thuật hát mang âm hưởng dân ca?
Đúng rồi. Nhạc vàng xưa chỉ có hai thể điệu bolero và slow rock. Slow rock của Việt Nam cũng chậm lắm.
Thời đó, hẳn nhạc sĩ, ca sĩ nhạc vàng được đón nhận nồng nhiệt hơn so với nhạc trẻ?
Trời ơi, băng nhạc loại bolero bán chạy nhất! Người đầu tiên nghĩ ra bolero là Lam Phương rồi Trúc Phương. Trúc Phương có viết một loạt Nửa đêm ngoài phố, Hai chuyến tàu đêm, Tàu đêm năm cũ… cho Thanh Thúy hát rất phù hợp.
Thời thịnh của nhạc vàng cũng chỉ giới bình dân nghe là chính?
Trí thức cũng nghe, nhưng theo kiểu vô thưởng vô phạt. Trí thức lúc đó thích nghe nhạc của Phạm Duy, Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, Phạm Đình Chương, Hoàng Trọng hay Văn Phụng.
Nhạc sĩ thấy hai khái niệm nhạc sến và nhạc vàng có gì chung?
Hồi xưa, mấy người giúp việc nhà, hay nhà nghèo đi ra phông-ten nước (vòi nước công cộng) để lấy nước về nhà xài, hay giặt đồ, người ta gọi cho nó “sang” là Mari Đờ La Phông-ten, giỡn chơi vui vậy. Đồng thời lúc đó nổi lên cô đào Maria Schell, dẫn đến họ có thêm biệt danh là Mari Sến. Mấy người đó, chủ nhật được chủ cho nghỉ, họ ở nhà mở radio nghe nhạc bolero, hoặc ra phố kiếm mấy chỗ bán nhạc đó để mua. Họ thích bolero vì nó hợp với trình độ của họ. Nhờ những người đó, nhạc sĩ bán bài hát mới chạy. Vô tình người ta gọi loại nhạc đó là nhạc sến.
Không phải mình phân chia giai cấp, nhưng loại nhạc đó được giới bình dân nghe nhiều hơn. So với nhạc vàng, lời nhạc sến còn bình dân hơn: Ước gì nhà mình chung vách, anh khoét bức tường, anh qua thăm em. Chung quy cũng là nhạc trữ tình. Nhạc cho người có hiểu biết chút xíu gọi là nhạc vàng, còn cho người ít hiểu biết gọi là nhạc sến.
Theo ông, nhạc vàng nên được nhìn nhận như thế nào trong hoàn cảnh hiện nay?
Tôi nghĩ nhạc vàng có giá trị của nó, nhạc sến cũng có giá trị của nó. Phải có những giá trị nhỏ thì người ta mới biết giá trị lớn chứ. Không nên đánh giá cái nào thấp quá hoặc cao quá.
Người ta hay dùng nhạc vàng để nói về âm nhạc trữ tình hay lãng mạn. Theo tôi biết, màu vàng có lúc tượng trưng cho sự bệnh hoạn. Hồi xưa như tôi được biết, khi trên tàu thủy có bệnh dịch thì treo cờ vàng để báo hiệu.
Ông đánh giá thế nào về kỹ thuật thanh nhạc của ca sỹ ca nhạc vàng nổi bật như Duy Khánh, Chế Linh, Thanh Tuyền, Giao Linh…?
Duy Khánh và học trò là Chế Linh, Giao Linh, Thanh Thúy, Thanh Tuyền, Phương Hồng Quế - mỗi người một giọng riêng biệt, và không qua trường lớp nào. Họ có thể hát nhạc khác cũng được nhưng không hay và không được nhiều người ưa thích bằng bolero.
Nghe những bản nhạc theo điệu bolero và các giọng hát thời kỳ đấy rất Việt Nam?
Không hẳn. Đúng ra, có những câu mang âm hưởng dân ca Nam Bộ. Phần đông ca sĩ, nhạc sĩ là người miền Nam nên hát và viết bài hát mang chất dân ca bình dân của người Nam. Họ viết nhạc phần đông ở giọng thứ, khi hát với bolero, nó đúng cái nhịp của người miền Nam. Dân ca miền Nam rất hợp bolero. Bên tân cổ giao duyên, phần đông hát vọng cổ xong qua bolero liền. Hai cái đó dính liền, pha với nhau. Từ đó có âm hưởng bolero trong âm nhạc Việt Nam.
Có bao giờ ông sáng tác theo phong cách nhạc vàng?
Tôi dân trường Tây, ảnh hưởng nhạc nước ngoài nhiều. Rồi làm việc ở vũ trường, xung quanh toàn nhạc mới. Nhưng khi phổ thơ bài Ngày xưa có mẹ, tôi áp dụng bolero để kể chuyện. Dòng nhạc bolero không hiếm những bài hát kiểu kể chuyện như: Hàn Mặc Tử, Màu tím hoa sim, Lan và Điệp… Bolero của Việt Nam khác bolero của Tây Ban Nha hay Nam Mỹ. Bolero Việt Nam rất chậm. Nam Mỹ, Tây Ban Nha lẹ hơn, gần như rhumba.
Vậy có thể đưa ra công thức: nhạc vàng chính là điệu bolero Việt Nam cộng với kỹ thuật hát mang âm hưởng dân ca?
Đúng rồi. Nhạc vàng xưa chỉ có hai thể điệu bolero và slow rock. Slow rock của Việt Nam cũng chậm lắm.
Thời đó, hẳn nhạc sĩ, ca sĩ nhạc vàng được đón nhận nồng nhiệt hơn so với nhạc trẻ?
Trời ơi, băng nhạc loại bolero bán chạy nhất! Người đầu tiên nghĩ ra bolero là Lam Phương rồi Trúc Phương. Trúc Phương có viết một loạt Nửa đêm ngoài phố, Hai chuyến tàu đêm, Tàu đêm năm cũ… cho Thanh Thúy hát rất phù hợp.
Thời thịnh của nhạc vàng cũng chỉ giới bình dân nghe là chính?
Trí thức cũng nghe, nhưng theo kiểu vô thưởng vô phạt. Trí thức lúc đó thích nghe nhạc của Phạm Duy, Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, Phạm Đình Chương, Hoàng Trọng hay Văn Phụng.
Nhạc sĩ thấy hai khái niệm nhạc sến và nhạc vàng có gì chung?
Hồi xưa, mấy người giúp việc nhà, hay nhà nghèo đi ra phông-ten nước (vòi nước công cộng) để lấy nước về nhà xài, hay giặt đồ, người ta gọi cho nó “sang” là Mari Đờ La Phông-ten, giỡn chơi vui vậy. Đồng thời lúc đó nổi lên cô đào Maria Schell, dẫn đến họ có thêm biệt danh là Mari Sến. Mấy người đó, chủ nhật được chủ cho nghỉ, họ ở nhà mở radio nghe nhạc bolero, hoặc ra phố kiếm mấy chỗ bán nhạc đó để mua. Họ thích bolero vì nó hợp với trình độ của họ. Nhờ những người đó, nhạc sĩ bán bài hát mới chạy. Vô tình người ta gọi loại nhạc đó là nhạc sến.
Không phải mình phân chia giai cấp, nhưng loại nhạc đó được giới bình dân nghe nhiều hơn. So với nhạc vàng, lời nhạc sến còn bình dân hơn: Ước gì nhà mình chung vách, anh khoét bức tường, anh qua thăm em. Chung quy cũng là nhạc trữ tình. Nhạc cho người có hiểu biết chút xíu gọi là nhạc vàng, còn cho người ít hiểu biết gọi là nhạc sến.
Theo ông, nhạc vàng nên được nhìn nhận như thế nào trong hoàn cảnh hiện nay?
Tôi nghĩ nhạc vàng có giá trị của nó, nhạc sến cũng có giá trị của nó. Phải có những giá trị nhỏ thì người ta mới biết giá trị lớn chứ. Không nên đánh giá cái nào thấp quá hoặc cao quá.
Nguồn: Tiền Phong online
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét