Thứ Bảy, 16 tháng 10, 2010

Lịch sử bộ bài Tây 52 lá


Mọi khi vẫn đánh bài và thỉnh thoảng lại chép miệng khen ai nghĩ ra cái trò 52 lá này mà hay thế. Nhưng tới hôm nay mới thắc mắc cái người đó là ai. Lọ mọ lên net tìm và đã thấy. Quả thực ý nghĩa của bộ bài này hoàn toàn không đơn giản mà rất hay. Nó gắn liền với quá trình lịch sự của thế giới, của cả thời kì. Quả đúng là cái gì cũng có ẩn chứa sau đó ý nghĩa rất hay ho chứ không chỉ đơn giản như những gì nhìn thấy ở bề ngoài. Ai quan tâm thì có thể click vào tiêu đề để đọc toàn bộ nội dung.

Trong tất cả các loại bài, bài 52 lá mà ta thường gọi là bài Tây, đúng là phổ biến nhất trên thế giới. Cho tới nay chưa có sách vở nào nói rõ về nguồn gốc của bộ bài này. Có giả thiết cho rằng chính người Trung Quốc chơi bài Tây đầu tiên, còn một số khác lại cho rằng chính người Ba Tư đã phát minh ra nó. Từ năm 1127, người Trung Quốc từng biết chơi các quân bài bằng gỗ được nhuộm nhiều màu, dù các hình vẽ còn đơn giản.


Ban đầu Bài Tây không phải chỉ có 4 nước. Một số loại bài xưa còn có đến 8 nước hoặc 10 nước và cách đây không lâu lắm người ta còn thử chơi bài Bridge với 5 màu.

Thú chơi bài từng được đón tiếp nồng nhiệt ở Venise, rồi Tây Ban Nha. Chưa đầy 100 năm sau ở Paris, đã phát sinh ngành công nghiệp sản xuất bài nhằm thỏa mãn đam mê của Vua Pháp Charles VI (1368-1422). Giới vua chúa trong triều đình Pháp thích chơi bài này đến nỗi có một sắc lệnh ban bố cấm giới dân đen không được chơi.

Đến năm 1480, người Anh bị mê hoặc bởi bộ bài 52 lá. Quốc Hội Anh thấy cần phải nhanh chóng ra lệnh cấm những người hầu và học việc không được chơi bài vào kỳ nghỉ lễ Noel. Đến thế kỷ 16 và 17, bộ bài 52 lá trở nên thông dụng trong tất cả các tầng lớp dân chúng ở Anh. Những người thuộc Hoàng Gia khi ấy, chơi bài suốt nhiều ngày liền với số tiền đặt rất lớn.

Lúc đầu 4 nước bài có dạng là TIM, CHUÔNG, LÁ và QUẢ SỒI, đến thế kỷ 14 người ta thay thế bằng hình ảnh, TIỀN, CỐC, KIẾM và GẬY. Bốn nước bài này được giữ suốt trong 200 năm và chúng mang đặc tính của thời phong kiến. TIỀN tượng trưng cho giới thương nhân, CỐC cho Nhà Thờ, KIẾM cho giới quân sự và GẬY là cho tầng lớp lao động. Tương tự ba quân bài cao nhất: quân Già tượng trưng cho vua, quân Đầm tượng trưng cho Hoàng Hậu và quân Bồi tượng trưng cho người hầu. Mãi sau này bốn nước bài mới được đổi thành: TIM, CƠ, CÁNH CHUỒN, NGỌN GIÁO (mà ta vẫn quen gọi là CƠ, RÔ, CHUỒN (NHÉP), BÍCH do bắt chước lối phát âm). Tuy vậy, có điều khá lạ là nước Bích không tượng trưng cho giai cấp nông dân hoặc công nhân tức những người nghèo khổ. Có lẽ người ta chọn nước Bích vào thời kỳ mà việc sử dụng Giáo Mác khá phổ biến.

Thuở ban đầu, CƠ (trái tim) có nghĩa là tâm hồn cao thượng, sự thanh cao; RÔ (ca rô) có nghĩa là sự giàu có, quyền lực của giới thương nhân (Rô hình thoi làm người ta nhớ đến các viên ngói lợp trên các ngôi nhà mà giới thương nhân đến bàn bạc chuyện làm ăn); CHUỒN được xem là tượng trưng cho giới nông dân nhưng thực sự nó chỉ đơn giản thể hiện hình một chiếc lá cánh chuồn.

Mỗi quân bài BỒI, ĐẦM, GIÀ tượng trưng cho một nhân vật lịch sử có thật. Già Cơ chính là Hoàng Đế Charlemagne (747-814). Đầm Cơ chính là bà Judith mà theo truyền thuyết đã giải thoát dân tộc Judeé khỏi ách bạo tàn của người Assyrien. Bồi Cơ chính là La Hire (1390-1443) người bạn đường thân tín của nữ anh hùng Joan d’Arc. Lai lịch của con đầm Bích vẫn chưa được xác định. Có người cho rằng đó có thể là một bà Hoàng Hậu nào đó của Pháp.

Trong số các truyền thuyết của bộ bài 52 lá có cả truyền thuyết về lá bài 9 Rô. Trong một thời gian dài, quân bài này đã được gọi là “tai họa của xứ Scottland”. Đã có nhiều lời giải thích về truyền thuyết trên nhưng mọi chuyện vẫn chưa được tỏ rõ lắm. Có giả thiết cho rằng chính trên lá bài 9 Rô, công tước Cumberland (1721-1765) đã viết lệnh tàn sát các tù binh bị thương sau trận Culloden (1746). Một lời giải thích khác nói, trong một kiểu chơi bài do bà Marie, hoàng hậu của xứ Scottland đề xướng, con 9 Rô được xem là quân bài chủ cần tìm kiếm và người dân Scottland thích chơi kiểu bài này đến nỗi nhiều gia đình phải tán gia bại sản và thế là từ đó con số 9 Rô được biết đến dưới tên “tai họa”.

Khởi đi, bộ bài 52 lá, từng được sử dụng như một thứ tiêu khiển quý phái, giờ đây thú chơi bài đã trở nên rất bình dân và đau đớn thay, nó đã bị người ta làm biến dạng để trở thành một phương tiện sát phạt, cay cú ăn thua nhau tàn nhẫn kinh khiếp. Bao kẻ trắng tay vì bài bạc... bao kẻ tan nát gia đình vì tính “máu mê”... (Đặc biệt, chỉ có một điểm an ủi duy nhất là trong khoảng thời gian từ 1685 đến 1715, ở Canada, các quân bài được dùng làm… tiền để trao đổi).

Joker là một lá bài đặc biệt có trong những bộ bài hiện đại.

 


Một bộ bài thường có hai lá Joker, và hình vẽ trên những lá bài này khác nhau tùy vào nơi phát hành bộ bài. Thông thường, một lá Joker sẽ có màu trắng đen, còn lá còn lại có màu sắc đầy đủ. Có khi, một lá Joker màu đỏ, và lá kia màu đen. Trong những trò cần phải so sánh lá joker với nhau, joker có màu thường mạnh hơn joker trắng đen. Với những lá joker đỏ/đen, mày đỏ được tính là cơ hoặc rô, còn màu đen được dùng thay cho chuồn/pích. Hình trên lá joker thường là một thằng hề.

Các dùng Joker rất khác nhau. Nhiều trò chơi bài hoàn toàn không dùng đến những lá này; những trò khác, như biến thể 25 lá của Euchre (bài u-cơ), lại xem joker là một trong những lá bài quan trọng nhất trong trò chơi. Thông thường, lá bài này là một lá bài tự do, cho phép nó đại diện nhiều lá khác nhau.

Người ta tin rằng từ Joker xuất phát từ chữ Jucker, tiếng Alsace của trò Euchre, vì lá bài này được dùng cho trò chơi của gia đình đó. Có cách giải thích khác, nó là sự phối hợp của Jucker và Poker, vì đây là những trò chơi nó được dùng phổ biến nhất.

Lá Joker là một lá bài có thể cực kỳ có lợi, hoặc cực kỳ có hại. Trong trò Euchre nó thường dùng để chỉ Benny, lá bài chủ cao nhất. Trong poker, nó là tự do. Tuy nhiên, trong trò Old Maid dành cho trẻ em, lá joker đứng một mình đại diện cho Maid, một lá bài mà ai cũng tránh phải có.

Lá Joker đôi khi thường đươc ký hiệu là chữ S chồng lên chữ U, nên thường bị hiểu nhầm là ký hiệu gốc của ký hiệu dollar.

Lá Joker thường bị so sánh với 'The Fool' trong Major Arcana của bộ bài Tarot. Chúng có hình dáng và chức năng tương tự; the Fool thường mạnh hơn.

Quân át (theo cách gọi của dân VN ta) là một trong số các quân bài đặc biệt trong bộ bài 52 lá.

Trên quân át không ghi số 1 mà ghi chữ A vì đây là viết tắt của Ace - quân át, ngoài ra Ace còn có nghĩa là number one, là nhà vô địch. Bởi thế quân át nắm giữ thuộc tính của từng loại quân bài (HEART, DIAMOND, CLUB, SPADE) và luôn dẫn đầu 12 quân còn lại.


Ace of Spades, tức Át Bích là quân bài đặc biệt nhất. Tuy Spade có nghĩa là "phần đuôi" bởi các quân Bích thường được xếp bên dưới, nhưng không phải vậy. Biểu tượng Spade trên Át Bích to hơn các biểu tượng khác nhiều và Át Bích được xem là quân bài đại diện cho sức mạnh tối cao và có quyền lực nhất trong tất cả các quân bài, còn quyền lực hơn cả những vị vua và các quân át khác.

Bộ bài có xuất xứ ở Châu Âu từ thời cực thịnh của đạo Thiên chúa. Vì vậy, các con số đều có ý nghĩa gắn liền với tôn giáo này.

Số 2: 2 ước kinh: Tân ước và Cựu ước.


Số 3: Ám chỉ 3 ngôi: Cha, Con và Thánh thần.


Số 4: Nói đến 4 vị thánh trong phúc âm (Thánh Mathieo, jeans, Luc và Marans).


Số 5: Liên tưởng đến 10 đồng trinh: 5 tối tăm, 5 sáng suốt.


Số 6 và 7: Chúa sinh ra 6 ngày làm việc (T2-T7) và 1 ngày nghỉ (chủ nhật là chúa nhật- ngày của chúa).


Số 8: Ông già Noel và gia đình (8 người) đã thoát chết trong trận Đại hồng thuỷ.


Số 9: Chúa Giesu đã chữa trị cho 10 người bị bệnh hủi, nhưng chỉ có 1 người quay lại cảm ơn còn 9 người kia thì không.


Số 10: Chỉ 10 dòng đạo Thiên chúa.


Quân J: Lớp quân đội.


Quân Q: Là Maria- mẹ đức chúa Giesu.


Quân K: Là vua, mỗi nước có 1 vị vua.

 

Tổng số các biểu tượng là 365, tương đương với số ngày trong năm, 52 quân bài là 52 tuần.


Cơ, rô, bích, tép: Biểu tượng cho 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.


12 quân có hình vẽ biểu tượng cho 1 năm có 12 tháng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét